Trái phiếu doanh nghiệp tháng 7/2020 bất ngờ giảm mạnh 38% với giá trị phát hành 19.944,5 tỷ, chỉ bằng 1/4 lượng đăng ký

Trái phiếu doanh nghiệp tháng 7/2020 bất ngờ giảm mạnh 38% với giá trị phát hành 19.944,5 tỷ, chỉ bằng 1/4 lượng đăng ký

tháng 8 14, 2020

Nghị định 81/2020/NĐ-CP dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/9 tới đây có thể sẽ tiết chế sự tăng trưởng nóng với một số điều kiện hạn chế về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổng kết tình hình phát hành trái phiếu tháng 7/2020 với sự sụt giảm đáng kể so với tháng liền trước. Chi tiết, số đợt đăng ký trong tháng 7/2020 là 294 đợt, tổng giá trị tương đương 75.591 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị phát hành thành công chỉ đạt phần tư lượng đăng ký với 19.944,5 tỷ đồng, giảm 53% so với tháng 6/2020. So với cùng kỳ năm ngoái, giá trị giảm 38% (tháng 7/2019 đạt 32.081 tỷ đồng).


Luỹ kế 7 tháng đầu năm, có 147 doanh nghiệp tham giá phát hành tổng cộng 179.499,5 tỷ trái phiếu. Dẫn đầu là Tổ chức tín dụng với 8.135 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 41%. Đứng thứ hai là nhóm bất động sản với hơn 35% tổng lượng phát hành, tương đương 6.994 tỷ đồng.

Ghi nhận, Tập đoàn Sovico liên quan tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã huy động 2.000 tỷ thông qua 17 lần huy động; một đơn vị liên quan khác là HDBank cũng chào bán gần 2.400 tỷ đồng trái phiếu trong kỳ.



Mới đây, Bộ Tài chính tiếp tục phải cảnh báo rủi ro khi các công ty chứng khoán, ngân hàng có dấu hiệu chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu bằng mọi giá. Cảnh báo được đưa ra sau báo cáo của HNX về hoạt động phát hành trái phiếu trong tháng 5 với mức cao đột biến.

Được biết, khi nguồn vốn tín dụng bị siết chặt, kênh trái phiếu những năm gần đây nổi lên như một công cụ thay thế. Thống kê bởi SSI Reserch cũng cho thấy, tổng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2020 đã tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng, xấp xỉ quy mô tiền gửi của Vietinbank - ngân hàng có thị phần tiền gửi thứ 4 tại Việt Nam (sau BIDV, Agribank và Vietcombank), tương đương 9,3% dư nợ tín dụng và 19,5% tổng vốn hóa ba sàn chứng khoán Việt Nam. 

Bước sang năm 2020, nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao khi rủi ro nợ xấu lên cao giữa bối cảnh nền kinh tế suy thoái, thậm chí chịu áp lực bởi đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, Nghị định 81/2020/NĐ-CP dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/9 tới đây sẽ tiết chế sự tăng trưởng nóng với một số điều kiện hạn chế về phát hành.

Trong đó, đáng chú ý là khoản mục yêu cầu dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Mặt khác, việc bổ sung nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn phát hành, yêu cầu cao hơn về trách nhiệm… cũng sẽ là khiến thị trường từ sau tháng 9 bị ảnh hưởng. Nhìn chung, theo các chuyên gia tài chính thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai cần giao dịch thứ cấp, tăng tính thanh khoản và thông tin. https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/
Có nên nới 'trần' cho người nước ngoài mua nhà ?

Có nên nới 'trần' cho người nước ngoài mua nhà ?

tháng 8 13, 2020
Có nên nới “room” (tỷ lệ) cho người nước ngoài mua nhà và cho họ đầu tư căn hộ du lịch tại VN hay không đang gây nhiều ý kiến trái chiều.


Trong 5 năm, số lượng căn nhà người nước ngoài mua tại VN chiếm chưa tới 2% tổng số nhà ở
ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo quy định hiện hành, người nước ngoài được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư.

Giữ “room” để bảo vệ ưu thế cho người Việt ?

Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị một số chính sách liên quan đến vấn đề “Nên hay không nên nới “trần” sở hữu nhà trong dự án nhà ở thương mại cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và việc mua căn hộ du lịch (condotel)”. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh Hội Môi giới BĐS Việt Nam trước đó đã gửi lên Thủ tướng văn bản kiến nghị nới room được mua nhà tại các dự án thuộc phân khúc cao cấp cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, trước phản ánh của Hội Môi giới BĐS Việt Nam về tình trạng nhu cầu mua BĐS của người nước ngoài tại Việt Nam rất lớn nhưng bị cản trở bởi luật Nhà ở năm 2014 (tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư), dẫn đến hạn chế một phần nguồn lực đổ vào BĐS, đặc biệt là phân khúc cao cấp, HoREA đã thực hiện một cuộc khảo sát thống kê sơ bộ về tình hình bán nhà cho tổ chức, cá nhân nước ngoài trong 5 năm qua (2015 - 2020) của 17 tập đoàn, doanh nghiệp (DN) BĐS lớn. Kết quả, nếu giả định 17 tập đoàn và DN được khảo sát chiếm khoảng 70 - 80% thị phần nhà ở bán cho các cá nhân nước ngoài, thì có thể ước số lượng căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 5 năm qua trên phạm vi cả nước chỉ vào khoảng 14.800 - 16.000 căn.
Số lượng 16.000 căn nhà mà người nước ngoài đã mua trong 5 năm qua chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2% tổng số nhà ở phát triển cùng giai đoạn.
Đáng chú ý, trong 5 tập đoàn hàng đầu được nhiều người nước ngoài lựa chọn mua nhà, với 10.571 căn, chiếm 85,7% tổng số nhà đã bán cho người nước ngoài, không có dự án của DN nào đụng “trần” 30% theo quy định. Số ít các dự án đã đạt “trần” thì người nước ngoài chuyển sang ký “Hợp đồng thuê mua nhà (leasing)” dài hạn 50 năm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, khẳng định qua những số liệu trên có thể thấy thực tế không có “làn sóng” người nước ngoài mua nhà tại nước ta trong 5 năm qua. Nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam ít, không nhiều đến nỗi phải áp lực nới room. Mặt khác, với số ít dự án có tỷ lệ sở hữu đụng “trần”, người nước ngoài sẽ chọn 1 trong 2 phương án thuê trả tiền ngắn hạn hoặc thuê mua nhà dài hạn 50 năm. Điều này sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động đầu tư của chủ căn hộ người Việt cũng như cho chủ đầu tư dự án.


Giữ room 30% vừa không ảnh hưởng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), xuất khẩu tại chỗ, vừa đảm bảo giữ ưu thế cho người Việt trong phân khúc BĐS này

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA

“Hiện nay, có một số nước đang điều chỉnh chính sách cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà theo hướng thắt chặt hơn, để chống tình trạng đầu cơ như Hàn Quốc; hoặc tình trạng người nước ngoài mua quá nhiều nhà, dẫn đến giá nhà tăng cao, làm cho người bản địa có thu nhập trung bình và có thu nhập thấp khó tạo lập nhà như tình trạng ở Úc. Cần lưu ý nhu cầu nhà ở và nhu cầu sở hữu nhà ở là khác nhau. Rất nhiều người nước ngoài có nhu cầu ở Việt Nam nhưng đa phần sẽ chọn thuê nhà vì với quy định người nước ngoài ở Việt Nam quá 180 ngày/năm phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo luật của Việt Nam, họ sẽ không mua sắm tài sản cố định để rồi bỏ phí cả nửa năm không sử dụng”, ông Châu nhấn mạnh và nói thêm: “Giữ room 30% vừa không ảnh hưởng mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), xuất khẩu tại chỗ, vừa đảm bảo giữ ưu thế cho người Việt trong phân khúc BĐS này”.

Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh; nếu thu hút thêm được nguồn vốn ngoại thì đây sẽ là động lực mạnh để phát triển thị trường BĐS nói riêng cũng như toàn ngành kinh tế nói chung

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển

Họ hùn tiền cùng ta phát triển du lịch, tội gì cấm cản ?
Cũng trong văn bản gửi Thủ tướng, HoREA đề nghị chưa cho phép người nước ngoài mua và sở hữu căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà phố du lịch. Người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ condotel, thì thực hiện theo phương thức đầu tư tài chính theo quy định của luật Đầu tư. Nguyên nhân, đơn vị này cho rằng cần lưu ý cảnh báo của Bộ Quốc phòng về tình trạng một số người nước ngoài “mua chui” BĐS, kể cả dùng thủ đoạn “nhờ” DN hoặc cá nhân người Việt đứng tên mua nhà tại một số địa điểm “nhạy cảm”, có ảnh hưởng đến quốc phòng và an ninh.
Đáng nói là mới đây, Bộ Xây dựng vừa đề xuất việc sửa đổi, bổ sung luật Nhà ở, luật Kinh doanh BĐS năm 2014 theo hướng cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, cá nhân sở hữu BĐS nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch thực chất là sở hữu bị động theo một dạng góp vốn xây dựng. Họ mua căn hộ rồi gửi lại cho chủ đầu tư quản lý, một năm chỉ hưởng chế độ sử dụng trong số lần giới hạn và thu lợi nhuận theo phần trăm thỏa thuận giữa các bên. Do đó, quyền lợi của người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch còn thu hẹp hơn rất nhiều so với sở hữu căn hộ, BĐS nhà ở. Mặt khác, mỗi dự án BĐS nghỉ dưỡng từ khâu cấp phép đến khâu xây dựng, quản lý đều phải thông qua sự đồng ý của tất cả cơ quan chức năng, được nhà nước cho phép nên không cần lo yếu tố nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn quốc gia.
Theo ông Hiển, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh; nếu thu hút thêm được nguồn vốn ngoại thì đây sẽ là động lực mạnh để phát triển thị trường BĐS nói riêng cũng như toàn ngành kinh tế nói chung. Trong khi các kênh đầu tư cá nhân vẫn đang dẫn dắt thị trường.

“Nước Mỹ trong giai đoạn kinh tế suy thoái cũng mở cửa cho mọi công dân trên toàn thế giới tham gia mua BĐS nhằm góp phần vực dậy thị trường, góp phần vượt qua khủng hoảng kinh tế. Tiềm năng du lịch biển của Việt Nam rất lớn. Chúng ta có trên 1.000 km đường biển có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo hướng cao cấp nhưng hệ thống cơ sở lưu trú hiện đại ít. Dư địa thị trường du lịch nghỉ dưỡng, resort biển cao cấp còn rất nhiều khoảng trống và thu hút vốn đầu tư nước ngoài là điều nên làm. Họ hùn tiền cùng ta xây dựng hạ tầng du lịch hoàn thiện, cao cấp, đóng thuế cho nhà nước, đưa người thân sang du lịch, chi tiêu tại Việt Nam thì tội gì chúng ta lại cấm cản? Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nếu tận dụng thu hút được nguồn lực này sẽ tạo nên cú hích lớn cho thị trường”, ông Hiển nhận định.
 Cặp song sinh tỷ phú "như hình với bóng" bỗng chốc tan vỡ vì sai lầm đáng tiếc, sóng gió ập đến gia tộc Barclays

Cặp song sinh tỷ phú "như hình với bóng" bỗng chốc tan vỡ vì sai lầm đáng tiếc, sóng gió ập đến gia tộc Barclays

tháng 8 12, 2020

Sau 2 thập kỷ thành công, rất nhiều thứ đã thay đổi đối với Frederick và David Barclay. Hai anh em song sinh luôn "như hình với bóng" đã xây dựng nên một đế chế trị giá 4 tỷ USD. Giờ đây, họ đang mâu thuẫn với nhau, tranh giành quyền lực và tài sản do chính mình tạo ra.

20 năm trước, vào một ngày cuối tháng 10, cặp sinh đôi tỷ phú Frederick và David Barclay cùng nhau quỳ gối trước Nữ hoàng Anh. Theo nghi thức truyền thống, nữ hoàng sẽ đặt thanh kiếm lên vai hai anh em và phong tước hiệp sĩ để vinh danh những đóng góp từ thiện của họ.

Trong ngày được phong tước hiệp sĩ vì những cống hiến từ thiện, cặp song sinh mặc bộ vest giống nhau và tham dự cuộc phỏng vấn hiếm hoi được cánh báo chí chờ đợi từ rất lâu. Tại đây, David đã cho biết: "Đối với chúng tôi, đây là một ngày tuyệt vời. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc điều gì có thể đạt được ở đất nước này, bất kể nền tảng của bạn như thế nào hay khởi đầu chỉ ở mức khiêm tốn."


2 thập kỷ sau, rất nhiều thứ đã thay đổi. Hai anh em song sinh luôn "như hình với bóng" đã xây dựng nên một đế chế trị giá 4 tỷ USD. Nhưng giờ đây, họ đang mâu thuẫn với nhau, tranh giành quyền lực và tài sản do chính mình tạo ra.


Trọng tâm của sự tranh chấp "Barclay vs. Barclay" là: Frederick đang kiện con trai của David và giám đốc của công ty, cáo buộc họ bí mật ghi âm cuộc nói chuyện của Frederick và con gái Amanda, trong khi 2 người đang thảo luận về việc kinh doanh tại khách sạn Ritz. Cụ thể, họ đang thực hiện những cáo buộc về "vi phạm đời tư, lạm dụng thông tin cá nhân và quyền bảo vệ dữ liệu". Vụ việc này có thể đặt nền móng cho những vấn đề bên ngoài khác của gia tộc này.

Frederick và David sinh ra tại London vào những năm 1930, vươn lên từ những họa sĩ và người trang trí thời niên thiếu để trở thành một trong những tỷ phú sống ẩn dật nhưng giàu có nhất Vương quốc Anh. 

Frederick sinh ra 10 phút trước người em trai của mình. Hai người chỉ có thể được phân biệt bằng kiểu tóc: Frederick chải tóc về phía bên phải và thuận tay trái, còn David chải tóc về phía bên trái và thuận tay phải. Cặp song sinh nhà Barclay có cuộc sống ẩn dật, ít khi xuất hiện trước công chúng trong nhiều thập kỷ.

Câu chuyện của 2 anh em bắt đầu khi người cha qua đời khi họ vẫn còn rất trẻ. Họ ngừng theo học tại một ngôi trường phía tây London vào lúc 16 tuổi. Sau đó, 2 anh em đi làm và đã có được kinh nghiệm kinh doanh đầu tiên tại khách sạn nhỏ có tên Notting Hill vào những năm 1950. Theo Frederick, họ nên cải tạo lại khách sạn này sau đó tính phí gấp 3. Sau đó, nhiều khách sạn và nhà trọ đã được họ sáng lập từ những năm 1970.

Một thương vụ lớn đã diễn ra khi họ quyết định mua lại tập đoàn sản xuất bia và vận chuyển Ellerman Lines vào năm 1983 với 45 triệu bảng. Vài năm sau đó, họ bán bộ phận sản xuất bia với giá 240 triệu bảng và giữ cái tên Ellerman cho tập đoàn của mình đến ngày nay.

Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2018, giá trị tài sản ròng ước tính của cặp song sinh nhà Barclay được ước tính lên tới 5,8 tỷ USD, với một đế chế kinh doanh đa dạng bao gồm: nhà bán lẻ Very và tờ Daily Telegraph. Dẫu vậy, mảng làm ăn nổi tiếng nhất của họ dường như là khách sạn, với tòa chung cư cao cấp Mirabeau tại Monaco và tập đoàn Maybourne. "Chiếc vương miện" của 2 anh em chính là khách sạn Ritz tại London mà họ đã mua lại 25 năm trước với giá 75 triệu bảng.

Sau nhiều thập kỷ sống kín tiếng đằng sau những bức tường gạch màu xám của tòa lâu đài mang phong cách gothic trên một hòn đảo tư nhân, gia tộc này đã trở nên "ồn ào" hơn trong bối cảnh nước Anh đang phong tỏa vì đại dịch. Giờ đây, khi đã 85 tuổi, anh em nhà Barclay vẫn dồn hết tâm trí để dàn xếp mâu thuẫn của những người con. Đây là một thế hệ sinh ra trong "nhung lụa" và đang đe dọa sẽ chia tách khối tài sản của gia tộc Barclay.

Đằng sau vụ kiện của Frederick là những "drama" còn kéo dài hơn bất kỳ bộ phim dài tập nào của HBO và phương pháp đầu tư kinh doanh bất động sản.

Trong vài tháng qua, doanh nhân người anh nổi tiếng, hai tỷ phú sở hữu công ty kinh doanh dịch vụ giao hàng, tờ báo The Daily Telegraph và tạp chí Spectator, cùng với tới tập đoàn bán lẻ Very và khách sạn Ritz đã trở lại trước công chúng... với những tranh chấp "nảy lửa". Vào tháng 2, mối quan hệ khăng khít, đoàn kết và những bí mật được giữ gìn trong hàng thập kỷ đã "tan thành mây khói" vì những cáo buộc của ông Frederick về phía nhà David.


Mâu thuẫn trở nên nóng hơn vào tháng 5, khi một đoạn phim được các luật sư của Frederick tiết lộ cho thấy các con trai của David đã lắp đặt thiết bị nghe lén trong phòng họp tại Ritz, trong lúc đó Frederick và con gái Amanda đang thảo luận về việc bán lại khách sạn. Fredericks lo ngại về việc bị nghe lén và yêu cầu nhân viên lắp đặt camera giám sát. Khi mối nghi ngờ đã trở thành sự thật, Frederick đã nói với BBC rằng đây là hành động "xâm phạm quyền riêng tư có chủ ý". Dù sống kín tiếng trong thời gian dài, nhưng ông vẫn quyết định công bố đoạn video này và cho biết mục đích là vì "lợi ích công".

Trong khi đó, theo tài liệu được luật sư của con trai David tiết lộ, các thành viên của gia đình Frederick mới chính là những người đứng đằng sau. Họ cho biết, Alistair Barclay đang thảo luận về vấn đề này với cháu trai Andrew nhưng không hỏi ý kiến các thành viên khác trong gia đình về việc lắp đặt thiết bị ghi âm để nghe lén. Thiết bị và máy tính xách tay được Alistar sử dụng sau đó đã bị các quan gia của ông này tiêu hủy.

Khi ra tòa cách đây 2 tháng, các bị cáo đã thừa nhận lỗi, thừa nhận đã thực hiện việc ghi âm lén. Tuy nhiên, họ phủ nhận mọi âm mưu gây tổn hại cho bất kỳ lợi ích kinh doanh hoặc tài chính nào của Frederick và Amanda, cho biết thêm rằng hành động này là kết quả của mối lo ngại nghiêm trọng về hành vi của Frederick, nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh từ thiệt hại có thể xảy ra.


Việc bán khách sạn Ritz và cơ cấu sở hữu phức tạp trong gia tộc này chính là "nguồn cơn" của cuộc chiến pháp lý. 1 năm trước, nhóm nhà David đã bán lại khách sạn này với số tiền từ 890 triệu USD đến 1,1 tỷ USD (700-800 triệu bảng). Trong khi đó, nhóm nhà Frederick lại cho rằng Ritz nên được bán với giá cao hơn ở khoảng 1,5 tỷ USD, nhưng lại phải đứng ngoài và chỉ đọc tin tức về thương vụ này qua các phương tiện truyền thông.

Theo nguồn tin thân cận, tình huống này xảy ra do cơ cấu sở hữu của Frederick và David không đồng đều. Gốc rễ của vụ việc bắt nguồn từ một cái gật đầu trên chiếc du thuyền The Lady Beatrice trên biển Địa Trung Hải khoảng 30 năm trước.

Ở thời điểm đó, David đang ốm rất nặng và nhờ anh trai "làm điều gì đó trước khi em chết". Vì không có đủ sức điều hành doanh nghiệp, David yêu cầu anh trai từ bỏ một số cổ phần và chuyển nhượng cho con trai của David là Aidan, Howard và Duncan. Ý tưởng của David là chuyển giao quyền lực cho thế hệ kế thừa, bao gồm con gái của Frederick là Amanda và 3 con trai của David. Họ sẽ nắm lượng cổ phần như nhau là 25% mỗi người.

Theo đó, Frederick phải tặng một nửa trong số 50% cổ phần đang nắm giữ cho các cháu. Ông sau này chia sẻ đây là quyết định sai lầm nhất cuộc đời mình, bởi điều này giúp gia đình David nắm giữ quyền điều hành lớn hơn. Kể từ đó, nhóm nhà David đã tự đưa ra quyết định kinh doanh, chi phối công việc của tập đoàn và tạo ra những mâu thuẫn đầy kịch tích, khiến mối quan hệ giữa 2 người thuộc thế hệ trước trở nên tồi tệ.

Quay trở lại thương vụ bán khách sạn, Frederick và con gái Amanda đã rất bức xúc khi cảm thấy mình phải đứng ngoài trong quá trình đàm phán. Hơn nữa, họ còn không hài lòng khi con trai Aidan của David thậm chí còn nhờ bác Frederick tìm người mua lại khách sạn. Aidan biết rõ về 2 hồ sơ dự thầu trị giá 1,2 tỷ bảng và 1,3 tỷ bảng. Tuy nhiên, David cuối cùng vẫn quyết định bán cho đối tác khác với giá thấp hơn nhưng không thảo luận với bên Frederick.

Tất cả những tranh chấp này, bao gồm cả việc chia tài sản với tỷ lệ 25% - 75%, có thể sẽ được giải quyết tại tòa án trong những năm tới. Từ lâu, sự phức tạp trong cấu trúc, cách phân chia tài sản, liên quan đến những công ty được đặt tại nước ngoài của những gia tộc giàu có đã là điều bí ẩn đối với nhiều người. Forbes nhận định, cuộc tranh chấp giữa hai anh em và các con, cháu nhà Barclay có thể mở đường cho những cuộc điều tra sâu xa hơn về một trong những gia tộc giàu có kỳ lạ nhất nước Anh.

Trong một bài bình luận trên Tortoise Media hồi tháng 3, tay viết Jane Martinson đã viết rằng : "Câu chuyện về nhà Barclay và đế chế kinh doanh của họ là một vấn đề của thời đại chúng ta. Họ có thể tạo ra một đế chế quá phức tạp và bí ẩn mà không ai có thể thực sự chắc chắn rằng toàn bộ số tiền đã nằm ở đâu." Bà miêu tả cấu trúc tài chính của đế chế này như "được che phủ bởi sương mù". 
Vàng giảm 'đứng tim', có cửa hàng bán 54,98 triệu/lượng, nhưng mua vô chỉ 53 triệu

Vàng giảm 'đứng tim', có cửa hàng bán 54,98 triệu/lượng, nhưng mua vô chỉ 53 triệu

tháng 8 11, 2020

TTO - Trái với diễn biến tuần trước, giá vàng tuần này liên tục đi xuống. Tới chiều 11-8, giá bán lao xuống chỉ còn 54,98 triệu đồng/lượng, giá mua vào chỉ còn hơn 53 triệu/lượng.

Trước đó, lúc 11h30 trưa 11-8, giá vàng thế giới ở mức 2.020 USD/ounce, giảm khoảng 13 USD/ounce so với mức cuối ngày hôm qua. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng tương đương 56,67 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá bán vàng miếng SJC đã rời khỏi ngưỡng 57 triệu đồng/lượng. Giá mua vào còn 54,93 triệu đồng/lượng.

Với mức này thì giá vàng miếng SJC hiện chỉ còn cao hơn 100.000 đồng/lượng so với giá vàng thế giới quy đổi. Đây là mức giảm "khó tưởng tượng" vì cuối tuần trước, giá vàng miếng SJC cao hơn giá vàng thế giới quy đổi đến hơn 4 triệu đồng/lượng.

Do giá vàng tuột dốc quá mạnh, Công ty SJC đã kéo giãn khoảng cách giữa giá mua - bán lên mức 1,74 triệu đồng/lượng - mức chênh lệch kỷ lục trong thời gian gần đây.


Tại các tiệm vàng, giá vàng cũng giảm rất nhanh, nhất là ở chiều mua vào. Tại tiệm vàng Mi Hồng, giá bán vàng miếng SJC trưa nay ở mức 56,3 triệu đồng/lượng, mua vào 54,8 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, Công ty DOJI niêm yết giá bán ra ở mức 56,45 triệu đồng/lượng, mua vào 55,15 triệu đồng/lượng.

Như vậy người mua vàng mức đỉnh 62,23 triệu đồng/lượng nay bán ra đã mất 7,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn bốn số chín SJC hôm nay cũng giảm mạnh, chỉ còn 54,8 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 1,87 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng thấp hơn giá thế giới

16h chiều 11-8, giá bán vàng miếng SJC lao dốc mạnh sau khi người giữ vàng hoảng loạn đồng loạt tung ra bán khi giá vàng thế giới tuột xuống dưới ngưỡng 2.000 USD/ounce.

Với mức 1.988 USD/ounce, quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 55,77 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá bán vàng miếng SJC chiều nay chỉ còn 54,98 triệu đồng/lượng. Như vậy, từ mức cao hơn giá vàng thế giới gần 5 triệu đồng/lượng hôm thứ 6 tuần trước, đến nay, giá bán vàng miếng SJC đã thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 790.000 đồng/lượng.

Còn giá mua vàng miếng SJC chỉ còn 53,08 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 2,69 triệu đồng/lượng.

Đây là mức giá khó hình dung nếu ở thời điểm tuần trước.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Công ty SJC cho biết người bán ra rất nhiều, trong khi người can đảm mua vàng ở thời điểm này rất ít. Không chỉ người đầu tư nhỏ lẻ mà những người đầu tư lớn cũng bán ra khi thấy giá vàng lao dốc không phanh.

Nếu mua vàng SJC ở mức đỉnh 62,23 triệu đồng/lượng tuần trước mà bán ra ở thời điểm hiện nay người đầu tư lỗ 9,15 triệu đồng/lượng.

Còn nếu chỉ tình từ cuối ngày hôm qua đến nay, giá bán vàng miếng SJC đã bốc hơi 3,3 triệu đồng/lượng, giá mua giảm mạnh hơn, lên đến 3,57 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó so với mức đỉnh, giá vàng thế giới mới giảm khoảng 90 USD/ounce (tương đương 2,5 triệu đồng/lượng). các kênh đầu tư cá nhân mà nhà đầu tư nên tham gia.

Nhiều chuyên gia nhận định sở dĩ giá vàng trong nước giảm với tốc độ khủng khiếp như vậy là do nhà đầu tư hoảng loạn tung ra bán. Đặc biệt những người mua vàng trong những ngày gần đây sẽ chịu thiệt kép: Chênh lệch giá mua - bán lên đến gần 2 triệu đồng/lượng đồng thời giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới đến 4-5 triệu đồng/lượng.

Theo giới phân tích, với tốc độ tăng nóng như vừa qua, giá vàng thế giới có khả năng điều chỉnh về ngưỡng 1.940 USD/ounce, thậm chí thấp hơn trước khi lấy lại đà tăng.

Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo về đợt điều chỉnh này, tuy nhiên do giá vàng tăng quá nóng nên nhiều người vẫn mua vào với kỳ vọng giá vàng trong nước có thể lên 70 triệu đồng/lượng.

Hiện chênh lệch giữa giá mua - bán vàng miếng tại Công ty SJC lên đến 1,9 triệu đồng/lượng.

Các công ty vàng cho biết giá vàng miếng SJC giảm mạnh là do giá vàng thế giới đảo chiều và lực bán quá mạnh. Từ cuối tuần qua,nhiều người giữ vàng đã đổ xô đi bán vì lo giá vàng sẽ còn giảm mạnh hơn. Chính lực bán này khiến cho các công ty vàng phải hạ nhanh giá mua - bán để tránh bị lỗ.

Có nên mua vàng lúc này?


Với những người đã lỡ nhịp với đợt tăng giá vừa qua thì liệu bây giờ có phải là thời điểm thích hợp để mua vàng?


Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên nôn nóng. Lý do là giá vàng thế giới đã tăng liên tục 5 tháng qua với mức tăng 600 USD/ounce, tương đương mức tăng khoảng 41%. Còn tính riêng trong 3 tháng qua, giá vàng thế giới tăng khoảng 300 USD/ounce.

Với mức như trên thì mức điều chỉnh hiện nay chưa thấm vào đâu, do vậy có khả năng giá vàng thế giới sẽ còn giảm thêm vì các quỹ đầu tư có nhu cầu chốt lời sau chuỗi tăng liên tục. Với tình hình như hiện nay, việc giá vàng thế giới rơi xuống mức dưới 2.000 USD/ounce là hoàn toàn có thể.

Do vậy các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên nôn nóng dẫn đến chọn sai thời điểm tham gia thị trường.
Việt Nam nên làm gì với làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19?

Việt Nam nên làm gì với làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19?

tháng 8 10, 2020
Xem thêm: ban da biet nen lam gi voi so von 50 trieu giup sinh loi hieu qua nhat chua

Châu Á với 48 nước, 4.490 triệu dân, có số người nhiễm cao hơn châu Âu và xu hướng lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng mạnh, tương tự ở châu Mỹ, với 4.624.742 người nhiễm, 100.876 người chết và 1.083.137 người đang điều trị ở các bệnh viện (hình 4).


Cứ 1 triệu dân thì có hơn 1.000 người nhiễm, hơn 200 người đang điều trị và 22 người chết.

Châu Phi với 57 nước, 1.886 triệu dân, có quá trình lây nhiễm chậm hơn châu Á 25 ngày, mức độ lây nhiễm rất nhanh, với 1.025.464 người nhiễm, 22.553 người chết và 295.034 người đang điều trị (hình 5).


Cứ 1 triệu dân thì có 785 người nhiễm, 226 người đang điều trị và 17 người chết. Đáng lưu ý là dường như châu Phi đã đạt đỉnh dịch vào ngày 26-7-2020 với số người nhiễm đang điều trị là 338.154 người, sau đó giảm dần.

Châu Đại Dương chỉ với 6 nước và 40 triệu dân, là châu lục duy nhất việc lây nhiễm đã đạt đỉnh và qua làn sóng lây nhiễm thứ 1, giờ đang bắt đầu bước vào làn sóng thứ 2 (hình 6).



Khi làn sóng lây nhiễm thứ 1 đạt đỉnh, ngày 5-4-2020, tổng số người nhiễm là 6.571 người và số người đang điều trị là 5.826 người. Đến 15-6, số người đang được điều trị chỉ còn 381 người, thấp hơn ngưỡng an toàn dịch của châu Đại Dương là 402 người.

Tuy nhiên, do cuối tháng 6-2020, Úc nới lỏng kiểm soát, mở lại hoạt động kinh tế quá mức nên lây nhiễm lại tăng. Kết quả là từ đầu tháng 7-2020, châu Đại Dương bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. Số người đang điều trị giờ đây là hơn 8.800 người, cao hơn 52% số người được điều trị khi làn sóng thứ 1 đạt đỉnh.

II. Một số nước đang bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2

1. Nhật Bản

Dịch COVID-19 tại Nhật đã đạt đỉnh vào ngày 29-4-2020 với 11.443 người đang điều trị ở các bệnh viện (hình 7). Ngày 5-6-2020, số người đang điều trị còn 1.248 người, đạt ngưỡng an toàn dịch của Nhật là 1.264 người (ngày 21-6-2020 chỉ còn 770 người đang điều trị). Tức là sau 143 ngày, Nhật đã khống chế dịch thành công.

Tuy nhiên do mở cửa lại các hoạt động thương mại, sau đó 1 tháng, ngày 5-7-2020, Nhật đã bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2. Đến nay, sau hơn 1 tháng, số người đang điều trị là 12.629 người, gấp 1,1 lần đỉnh dịch lần 1 (11.443 người - hình 7) và chưa thể dự báo lúc nào làn sóng lây nhiễm thứ 2 sẽ đạt đỉnh dịch.


2. Hong Kong

Hong Kong đã đạt đỉnh dịch vào ngày 9-4-2020 với tổng cộng có 936 người nhiễm và 696 người đang điều trị ở các bệnh viện (hình 8). Ngày 10-5-2020, số người đang điều trị chỉ còn 74 người, dưới ngưỡng an toàn dịch là 75 người (ngày 21-5-2020 chỉ còn 26 người đang điều trị), Hong Kong đã đạt ngưỡng an toàn dịch sau 109 ngày.

Tuy nhiên, do nới lỏng kiểm soát và các hoạt động tụ tập đông người vẫn tiếp diễn, nên sau 44 ngày, số người đang điều trị lại tăng vượt ngưỡng an toàn dịch. Hong Kong bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2 (hình 8).

Ngày 2-8-2020 đã có 1.519 người đang điều trị ở các bệnh viện, gấp 2,2 lần số người điều trị khi đạt đỉnh dịch lần thứ 1 (696 người). Đến ngày 7-8-2020 đã có 3.939 người nhiễm, số người đang điều trị giảm còn 1.273 người, Hong Kong vừa qua đỉnh dịch lần thứ 2, chưa biết bao giờ sẽ trở lại trạng thái an toàn dịch (hình 8).


3. Úc

Úc đã đạt đỉnh dịch vào ngày 4-4-2020, với tổng số người nhiễm là 5.550 người, số người đang điều trị là 4.935 người (hình 9). Ngày 15-6-2020 chỉ còn 380 người đang điều trị, cao hơn một chút ngưỡng an toàn dịch của Úc là 252 người đang điều trị.

Tuy nhiên do từ giữa tháng 6-2020 Úc đã nới lỏng kiểm soát, mở cửa lại các hoạt động kinh tế khi chưa đạt ngưỡng an toàn dịch làm cho dịch bùng phát trở lại. Nước Úc bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần 2 (hình 9).

Đến ngày 7-8-2020 đã có 8.686 người đang điều trị ở các bệnh viện, gấp 1,76 lần khi dịch đạt đỉnh lần thứ 1 (4.935 người). Chưa có dấu hiệu cho thấy khi nào thì dịch đạt đỉnh lần 2 và khi nào đạt mức an toàn dịch.


4. Israel

Israel đã đạt đỉnh dịch vào ngày 15-4-2020 với tổng số người nhiễm là 12.501 người, số người đang điều trị ở các bệnh viện là 9.808 người (hình 10). Ngày 28-5-2020 đã giảm còn 1.909 người đang điều trị, nhưng vẫn cao gấp 22,5 lần ngưỡng an toàn dịch (85 người).

Tuy nhiên, do Israel sớm nới lỏng kiểm soát từ cuối tháng 5-2020 nên sau đó dịch lại bùng phát. Ngày 27-7-2020, số người đang điều trị là 36.378 người, gấp 3,7 lần đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (9.808 người). Hiện nay, lây nhiễm của làn sóng thứ 2 đang giảm dần, song chưa biết bao giờ đạt ngưỡng an toàn dịch (hình 10).



5. Campuchia

Với dân số 16,7 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Campuchia là 167 người bị nhiễm đang được điều trị. Từ khi có người bị lây nhiễm đầu tiên (ngày 28-1-2020), lúc cao nhất Campuchia chỉ có 88 người bị nhiễm đang được điều trị (hình 11), sau đó giảm dần. Tức là Campuchia có làn sóng lây nhiễm lần thứ 1, đạt đỉnh ngày 26-3-2020, song chưa có dịch.

Một thời gian dài, từ 3-5-2020 đến 26-6-2020, số người đang điều trị không quá 3 người. Tuy nhiên, từ 27-6-2020, số người nhiễm mới tăng nhanh, đến ngày 25-7-2020 là 82 người đang điều trị, bằng 93% khi đạt đỉnh làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 (88 người). Do đó, Campuchia đang bước vào làn sóng lây nhiễm lần thứ 2 và đã đạt đỉnh vào ngày 25-7-2020. Hiện nay số người đang điều trị còn 29 người (hình 11).


6. Việt Nam

Với dân số 96,5 triệu người, ngưỡng an toàn dịch của Việt Nam là 970 người đang điều trị ở các bệnh viện. Cũng như Campuchia, từ khi có người nhiễm COVID-19 đầu tiên (ngày 23-1-2020), lúc cao nhất Việt Nam chỉ có 178 người nhiễm đang được điều trị (hình 12), sau đó giảm dần.

Tức là Việt Nam có làn sóng lây nhiễm thứ 1, đạt đỉnh ngày 30-3-2020, song chưa có dịch. Ngày 18-6-2020, cả nước chỉ còn 10 người nhiễm đang được điều trị tại các bệnh viện. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng, từ ngày 22-7-2020 số ca nhiễm mới đã tăng mạnh, ngày 7-8-2020 đã có 384 người đang được điều trị, gấp 2,16 lần đỉnh lây nhiễm của làn sóng thứ 1 (178 người - hình 12).

Việt Nam đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 2. Sau 190 ngày có lây nhiễm COVID-19 mà không có người nào chết, chỉ 6 ngày từ ngày 31-7 đến ngày 6-8-2020 đã có 10 người chết. Hiện nay chưa dự báo được khi nào thì làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2 ở Việt Nam đạt đỉnh.

Với tổng số người đã nhiễm đến ngày 7-8-2020 là 789 người (hình 12), ta thấy có khả năng khoảng từ ngày 15 đến 20-8-2020 sẽ có 1.000 người nhiễm và khoảng 500 người nhiễm đang điều trị ở các bệnh viện. Tức là tổng số người đang được điều trị có nguy cơ gấp gần 3 lần đỉnh lây nhiễm của làn sóng thứ 1 (ngày 30-3-2020: 178 người đang điều trị) và 10 người chết, chỉ trong 7 ngày. Làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ 2 ở Việt Nam có thể nghiêm trọng hơn lần thứ 1 rất nhiều (178 người nhiễm đang được điều trị, không có người chết - hình 12).


III. Một số bài học cho Việt Nam

1. Vì sao có làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2?

Từ thực tế xuất hiện làn sóng COVID-19 thứ 2 ở Nhật, Hong Kong, Úc và Israel, ta nhận thấy ở cuối làn sóng thứ 1, mặc dù số người đang điều trị đã giảm, song chưa đạt ngưỡng an toàn dịch của nước đó (dưới 10 người đang điều trị/1 triệu dân), các nước Úc, Israel đã nới lỏng kiểm soát (không đeo khẩu trang, tụ tập đông người), mở lại các hoạt động dịch vụ xã hội, làm lây nhiễm lại bùng phát. Người lây nhiễm là số người đã nhiễm đang sống trong đất nước.

Còn tại Nhật và Hong Kong, ở cuối làn sóng 1, mặc dù số người nhiễm còn ít, dưới mức an toàn dịch, song do nới lỏng kiểm soát dịch (không đeo khẩu trang), tụ tập đông người (mở cửa trường học, biểu tình), mở cửa các dịch vụ xã hội hoặc có thể do lây nhiễm từ người nước ngoài (quân đội Mỹ đóng quân ở Nhật Bản) mà lây nhiễm gia tăng, bùng phát thành dịch, làn sóng nhiễm thứ 2.

Việt Nam đã kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng rất tốt, do đã phát hiện kịp thời các ca nhiễm F0 từ nước ngoài về và F1 từ trong nước, cách ly triệt để tất cả các ca F0, F1, F2 nên cùng với các biện pháp khác như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, sát khuẩn, đã giữ cho số người lây nhiễm phải điều trị rất thấp, lúc cao nhất chỉ có 178 người, tức là 1,8 người/1 triệu dân, thấp xa ngưỡng an toàn là 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân.

Trước ngày 20-7-2020, Việt Nam đã trải qua gần 100 ngày không có lây nhiễm trong cộng đồng, còn người từ nước ngoài về Việt Nam luôn được cách ly triệt để, an toàn dịch.

Vì vậy, việc từ ngày 22-7-2020 xuất hiện hàng loạt ca lây nhiễm tại Đà Nẵng và từ đó lan sang các địa phương khác có nghĩa là: F0 do đợt lây nhiễm ở Đà Nẵng phải là từ nước ngoài vào, qua việc nhập cảnh trái phép đường bộ.https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/

Chỉ riêng tháng 7-2020, tại Đà Nẵng và TP.HCM đã có hàng trăm người nhập cảnh trái phép bằng đường bộ từ một nước đã có dịch COVID-19. Đây chính là yếu tố hoàn toàn khác việc hình thành làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ 1.

Từ các F0 từ nước ngoài không được kiểm soát vào Việt Nam đã làm phát sinh hàng loạt F1 dương tính và tạo ra bùng phát lây nhiễm tại Việt Nam từ ngày 22-7 đến nay.

2. Nhìn nhận tình hình lây nhiễm COVID-19 ở Việt Nam hiện nay thế nào?

Làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ 2 ở Việt Nam, với tâm điểm là Đà Nẵng là sự khác biệt rất lớn về quy mô và tính chất so với làn sóng 1:

- Chỉ sau 17 ngày số ca nhiễm mới phải được điều trị đã là 384, hơn gấp 2 lần đỉnh dịch lần thứ 1 là 178 ca (hình 12) mà vẫn chưa đạt đỉnh dịch lần 2.

- Đã có 11 người chết, trong khi trước ngày 22-7-2020 không có ca nào.

- Khi làn sóng 1 đạt đỉnh chỉ có 178 người được điều trị, tỉ lệ là 1,8 người/1 triệu dân, trong khi lần này, tại Đà Nẵng, tỉ lệ người điều trị là 150 người/1 triệu dân, gấp 15 lần ngưỡng an toàn dịch là 10 người điều trị/1 triệu dân.

Tuy nhiên, xét về tổng thể quốc gia và so sánh với trạng thái dịch ở các châu lục hiện nay, Việt Nam là nước có mức độ lây nhiễm rất thấp (Bảng 1).

Bảng 1: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam (tính đến 8-8-2020)


Số nhiễm/1 triệu dân

Số đang điều trị/1 triệu dân

Số chết/1 triệu dân


Châu Mỹ

10.000

3.800

410


Châu Âu

3.900

600

260


Châu Á

1.000

200

22


Châu Phi

785

226

17


Châu Đại Dương

555

222

8


Thế giới khi WHO công bố đại dịch (11-3-2020)

≈ 20

≈ 10

≈ 0,6


Việt Nam

9

4,5

0,12


Quảng Nam -

Đà Nẵng

132

124

4,16


Qua Bảng 1 ta thấy, mức độ lây nhiễm trong cộng đồng ở Việt Nam là 9 người/1 triệu dân, chưa bằng 1/2 mức lây nhiễm khi Tổ chức Y tế thế giới công bố đại dịch toàn cầu ngày 11-3-2020, còn so với các châu lục khác, từ 550 người/1 triệu dân đến 10.000/1 triệu dân thì quá nhỏ bé.

Với 4,5 người đang điều trị/1 triệu dân thì trạng thái lây nhiễm của Việt Nam chỉ bằng gần 1/2 trạng thái thế giới khi công bố dịch (10 người/1 triệu dân). Xét về tỉ lệ chết trên 1 triệu dân thì của Việt Nam là 0,12 người, rất thấp so với thế giới ngày 11-3-2020 (0,6 người chết/1 triệu dân).

Tóm lại, về tổng thể thì Việt Nam có mức độ lây nhiễm rất thấp so với thế giới và chưa phải là nước có dịch COVID-19.

Tuy nhiên khi Việt Nam bước vào làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ hai, từ 22-7-2020, tình hình đã rất khác và đã hình thành một tâm dịch của cả nước là Quảng Nam - Đà Nẵng.

Với 132 người đã nhiễm/1 triệu dân, 124 người đang được điều trị ở bệnh viện/1 triệu dân, 4,16 người chết/1 triệu dân thì Quảng Nam - Đà Nẵng đã trở thành vùng dịch thực sự.

Tỉ lệ người nhiễm/1 triệu dân đã gấp 6,5 lần tỉ lệ khi Tổ chức Y tế thế giới công bố dịch, tỉ lệ số người đang điều trị/1 triệu dân gấp 12 lần và tỉ lệ người chết/1 triệu dân gấp gần 7 lần (Bảng 1). Số người đang được điều trị ở Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm 75% số người của cả nước (327/435), số người chết chiếm 100%.

Trong khi đất nước Việt Nam chưa có dịch COVID-19 thì Quảng Nam - Đà Nẵng đã là vùng dịch có mức độ phát triển tương đối cao. Đây là tình huống không xảy ra tại làn sóng nhiễm COVID-19 lần thứ 1 tại Việt Nam. Để dập dịch tại Quảng Nam - Đà Nẵng và tiếp tục giữ cho Việt Nam là nước không có dịch, thái độ và phương pháp phòng, chống dịch của chúng ta với Quảng Nam - Đà Nẵng và các địa phương khác phải được bổ sung so với giai đoạn làn sóng lây nhiễm lần thứ 1.

3. Chúng ta nên làm gì bây giờ?

Ngay từ tháng 1-2020, Đảng và Chính phủ đã có chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, người dân và chính quyền các địa phương đã hưởng ứng mạnh mẽ. Đây là một bài học hết sức quý giá cần tiếp tục phát huy.


Từ kết quả phòng chống dịch ở Hong Kong, Israel và Campuchia, chúng ta thấy thời gian từ đỉnh làn sóng lây nhiễm lần thứ 1 tới lần thứ 2 là khoảng 3,5 đến 4 tháng, còn ở các nước chưa đạt đỉnh làn sóng thứ 2 là Nhật và Úc thì thời gian đã qua từ đỉnh làn sóng 1 cũng là 3,5 đến 4 tháng.

Hiện nay chúng ta đã qua hơn 4 tháng từ khi đạt đỉnh làn sóng 1 (30-3-2020). Như vậy, nếu chúng ta quyết liệt dập dịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng và phòng dịch ở các địa phương khác thì khoảng 2 - 3 tuần nữa, có thể ngăn chặn được đáng kể lây nhiễm trong cộng đồng, làn sóng thứ 2 đạt đỉnh khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9-2020. Sau đó mức độ lây nhiễm sẽ giảm dần.
TTO - Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân vừa có bài nhận định và đánh giá về dịch COVID-19 trên thế giới: Các nước đang bước vào làn sóng COVID-19 lần thứ 2 và bài học cho Việt Nam. Mời bạn đọc xem toàn văn bài viết.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh: TỰ TRUNG

I. Dịch COVID-19 đang gia tăng lây nhiễm mạnh trên toàn cầu, ở các châu lục với mức độ và các giai đoạn khác nhau.

Dịch COVID-19 diễn ra từ tháng 1-2020 tại Trung Quốc, đến nay đã lan ra 213 nước, với quy mô và tốc độ chưa từng có. Ngày 10-1-2020 có người chết đầu tiên vì COVID-19 tại Vũ Hán, ngày 2-4-2020 có 204 nước bị nhiễm COVID-19, 1 triệu người bị nhiễm và 53,1 nghìn người chết.

Ba tháng sau, ngày 3-7-2020 tức là sau 6 tháng có dịch, số người bị nhiễm COVID-19 là 11 triệu người và số người chết là 532,8 nghìn người. Dự báo ngày 11-8-2020 sẽ có hơn 20 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới (hình 1).


Virus Corona chủng mới (gọi là SARS-CoV-2) đã phải cần đến 92 ngày để lây lan đến 1 triệu người nhiễm đầu tiên trên toàn thế giới, song chỉ cần 13 ngày là lây thêm 1 triệu người và bây giờ chỉ cần 4 ngày là có thêm 1 triệu người nhiễm COVID-19 trên thế giới.

Châu Mỹ với 53 nước, khoảng 1.014 triệu dân, là lục địa có số lượng người nhiễm COVID-19 mạnh nhất thế giới, với 10.612.762 người nhiễm, 388.022 người chết và 3.875.705 người đang điều trị ở các bệnh viện.

Đến nay, sau 200 ngày COVID-19 lây nhiễm ở châu Mỹ, số người nhiễm và người đang điều trị tiếp tục tăng, chưa biết khi nào mới giảm (hình 2). Cứ 1 triệu dân thì có hơn 10.000 người nhiễm, 3.800 người đang điều trị ở bệnh viện và gần 400 người chết.


Châu Âu với 49 nước và 831 triệu dân, có số người nhiễm bằng 1/3 châu Mỹ, với 3.246.696 người nhiễm, 211.426 người chết và 491.216 người đang điều trị ở bệnh viện, song mức độ lây nhiễm đã chậm lại. Số người đang điều trị ở các bệnh viện sau khi đạt đỉnh vào ngày 15-5-2020, sau đó giảm dần, nhưng khá chậm (hình 3).


Gần đây, việc lây nhiễm có chiều hướng tăng trở lại. Số người đang điều trị ở các bệnh viện tăng lên và cứ 1 triệu dân thì có hơn 3.900 người nhiễm, gần 600 người đang điều trị và 260 người chết.